Vô sinh hay hiếm muộn (HM) là tình trạng 1 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, sống chung với nhau và không áp dụng biện pháp tránh thai nào mà vẫn không có thai sau 1 năm nếu vợ từ 35 tuổi trở xuống hoặc sau 6 tháng nếu trên 35 tuổi.
Các nguyên nhân gây vô sinh:
+ Rối loạn phóng noãn (15%)
+ Bệnh lý vòi trứng và phúc mạc (30-40%)
+ Các yếu tố do nam (30-40%)
+ Không tìm được nguyên nhân (5-25%)
Nguyên tắc khám vô sinh: khám và đánh giá đầy đủ cả hai vợ chồng.
– Tuổi, thời gian chung sống, số lần giao hợp, thời gian mong con, số lần điều trị hiếm muộn (HM).
– Tính chất chu kỳ kinh nguyệt.
– Cường độ làm việc, thể thao, môi trường sống và làm việc có tiếp xúc hóa chất độc hại, thuốc gây nghiện …
– Tiền sử sản khoa, các phương pháp ngừa thai.
– Khám tổng quát, các bệnh lý nội, ngoại khoa.
– Khám các đặc tính sinh dục thứ phát: Hệ lông, sự phát triển của vú, hiện tượng chảy sữa.
– Khám tuyến giáp.
– Khám phụ khoa phát hiện các bất thường bộ phận sinh dục, cổ tử cung, chất nhầy, vị trí, kích thước, mật độ, độ di động của tử cung và 2 phần phụ.
XÉT NGHIỆM CẦN LÀM CHO VỢ
- Máu: CTM, nhóm máu ABO, Rh, HIV, viêm gan B, Giang mai.
- Siêu âm đầu dò âm đạo: Kiểm tra tử cung và 2 phần phụ, đếm số nang thứ cấp đánh giá dự trữ buồng trứng (AFC).
- Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung: Pap smear, HPV
- Nội tiết:
– Khảo sát dự trữ buồng trứng: AMH, FSH, LH, E2, prolatin (chỉ đinh tùy từng bệnh nhân cụ thể).
– Khảo sát sự phóng noãn của buồng trứng: Định lượng Progesterone vào ngày 21 vòng kinh. - Chụp tử cung- vòi trứng (HSG): Thực hiện vào N6 – N10 vòng kinh để đánh giá buồng tử cung và kiểm tra độ thông 2 vòi trứng.
- Nội soi ổ bụng, buồng tử cung (nếu cần).
- Một số XN khác: Hormon tuyến giáp, Karyotype, X – quang đáy sọ (nếu nghi ngờ u tuyến yên).
LƯU Ý: Các XN được chỉ định tùy theo kết quả khám lâm sàng và chỉ định của các bác sĩ, không nhất thiết phải làm hết toàn bộ các XN trên.
– Tuổi, số con từng có, thời gian chung sống, số lần giao hợp, những rối loạn chức năng tình dục, thời gian mong con, các lần điều trị HM và kết quả.
– Cường độ làm việc, thể thao, môi trường sống và làm việc có tiếp xúc với hóa chất đôc hại, thuốc gây nghiện..
– Các bệnh nội khoa: Lao, quai bị, tim mạch, thận, tiết niệu…
– Chấn thương hay phẫu thuật cơ quan sinh dục, hệ niệu..
– Khám tổng quát, các bệnh lý nội ngoại khoa.
– Khám đặc tính sinh dục thứ phát: lông, vú.
– Khám dương vật phát hiện bất thường: Ngắn, vị trí lỗ tiểu, hẹp bao quy đầu.
– Khám bìu: Vị trí, kích thước, mật độ, tính chất 2 tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh (khối u, dãn TM thừng tinh, tinh hoàn lạc chỗ).
XÉT NGHIỆM CẦN LÀM CHO CHỒNG
- Máu: CTM, nhóm máu ABO, Rh, HIV, Viêm gan B, Giang mai.
- Tinh dịch đồ: Tiến hành sau khi có kết quả thử máu và kiêng giao hợp 3-5 ngày.
Nếu TDĐ có bất thường về số lượng, chất lượng tinh trùng, tùy từng trường hợp có thể thực hiện thêm 1 số XN chuyên biệt:
+ Nội tiết: FSH, LH, Testosterone.
+ Siêu âm Doppler bìu, Siêu âm trực tràng TRUS (khảo sát túi tinh, đường dẫn tinh…)
+ Mổ thám sát tinh hoàn, sinh thiết tinh hoàn.
+ Một số XN khác: Karyotype (nhiễm sắc thể đồ), vi mất đoạn trên nhiễm sắc thể Y (AZFa, AZFb, AZFc)…
Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bác sỹ có thể phát hiện và chẩn đoán một số nguyên nhân gây vô sinh của các cặp vợ chồng, từ đó tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị cho các bạn:
- VỢ
- CHỒNG
♦ Rối loạn phóng noãn.
♦ Do vòi trứng: tắc ống dẫn trứng, ứ dịch tai vòi.
♦ Do tử cung: UXTC, nhân xơ dưới niêm, Polyp lòng TC, dính buồng TC.
♦ Lạc nội mạc TC.
♦ Chưa rõ nguyên nhân: khoảng 10% các cặp HM không tìm thấy nguyên nhân.
♦ Một số nguyên nhân hiếm gặp: bất thường về di truyền, bất đồng nhóm máu Rhesus vợ chồng.
- Tóm lại, nguyên nhân tình trạng vô sinh – hiếm muộn có thể do cả 2 vợ chồng, do đó trong quá trình chẩn đoán và điều trị cần có sự hợp tác của cả 2 vợ chồng. Việc thăm khám và điều trị tốn kém và mất nhiều thời gian, vì vậy rất cần sự kiên trì hợp tác giữa bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh và cả 2 vợ chồng.
- Chúc các bố mẹ mong con sớm thành công!
- Tư vấn liên hệ: Ths.Bs Nguyễn Thị Ngọc. SĐT 0973705826.