Ung thư thực quản là bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp. Ung thư thực quản chiếm tỉ lệ cao. Điều trị đòi hỏi phối hợp nhiều phương pháp. Với những biểu hiện khác nhau trong từng giai đoạn, thường rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu, đến khi bệnh đã tiến triển người bệnh mới phát hiện và điều trị. Một trường hợp ít gặp ung thư thực quản ở cả 1/3 trên giữa và dưới. Quá trình điều trị đòi hỏi sự phối hợp của đa chuyên khoa, phổi hợp nhiều phương pháp điều trị.
Ung thư thực quản (UTTQ) có tỉ lệ mắc đứng thứ 9 trong các bệnh ung thư phổ biến trên thế giới, đứng thứ 3 trong ung thư đường tiêu hóa (sau ung thư dạ dày và ung thư đại - trực tràng). Ở Việt Nam, theo một thống kê tại Hà Nội, tỷ lệ mắc UTTQ ở nam là 8,7/100.000 dân, ở nữ là 1,7/100.000 dân; bệnh đứng hàng thứ 5 trong các bệnh ung thư phổ biến. Bệnh có tiên lượng xấu, là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 6 trong các bệnh ung thư, với tỉ lệ tử vong/mới mắc 0,88. Gần 50% bệnh nhân ở giai đoạn không phẫu thuật được. Tại thời điểm chẩn đoán ban đầu, 18% bệnh nhân (BN) có di căn xa (gan, phổi, hạch ổ bụng). Tỉ lệ sống thêm sau 5 năm khoảng 20-25%.
Bệnh nhân nam Đỗ Văn H 61 tuổi, địa chỉ phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa. Nhập viện tại Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện 19-8 tháng 03/2019 với ly do K thực quản. Trước khi nhập viện một tháng bệnh nhân ở nhà nôn ra máu đỏ tươi vào bệnh viện tỉnh cấp cứu phát hiện ra K thực quản. Tiền sử: hút thuốc lào nhiều năm, uống rượu nhiều năm ngày khoảng 50ml. Khám lâm sàng bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, thể trạng trung bình PS: 0, hạch ngoại biên không sờ thấy.
Cận lâm sàng:
Nội soi : cách CRT 20cm có tổn thương gồ cao hơn xung quanh kt khoảng 5-6 mm, bề mặt lần sần không đều. Cách CRT 24 cm có tổn thương lần sần kt khoảng 10mm. Và từ 29cm đến 40cm cách CRT có tổ chức u sùi.
CT thực quản: hình ảnh u thực quản xâm lấn đến lớp cơ ở 1/3 trên giữa và dưới.
PET/CT: dày và tăng chuyển hóa tính thực quản tại 3 vị trí: khư trú tái 1/3 trên và giữa thực quản; lan tỏa tại thực quản 1/3 dưới từ chạc ba khí phế quản đến thực quản tâm vị.
- GPB: Carcinom vảy
- CĐ: K thực quản 1/3 trên giữa và dưới T2N0M0
- Điều trị : Ngày 22/04/2019
+ Bệnh nhân được hội chẩn điều trị triệt căn: hóa xạ đồng thời toàn bộ thực quản.
+ Nhận thấy vị trí u nằm rải rác toàn bộ thực quản khó điều trị với phương pháp xạ 3D truyền thống với chiều dài thể tích xạ 30cm, có nguy cơ cao tổn thương tim, gan, phổi không hồi phục và hụt liều vào thể tích điều trị.
+ Bệnh nhân được sử dụng kỹ thuật xạ trị điều biến liều (IMRT) nhằm giảm liều xạ vào tim, gan, phổi và đảm bảo đủ liều xạ vào thể tích điều trị.
+ Liều xạ: 50.4 Gy, 28 buổi.
+ Trong quá trình điều trị bn bỏng da mức độ 3, ăn kém do đau rát thực quản. Ngoài ra không có tác dụng phụ nặng nề về tim, gan, phổi.
- Sau khi kết thúc xạ trị
+ Bệnh nhân ăn uống bình thường, tăng 2 kg.
+ Da vùng cổ ngực còn xạm nhẹ.
+ Nội soi: Không thấy hình ảnh tổn thương ở thực quản.
+ CT ổ bụng, lồng ngực: không thấy hình ảnh bất thường.
+ Bệnh nhân được đánh giá đáp ứng hoàn toàn sau xạ trị.
Kết quả nội soi sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng và 3 tháng:
Kết quả nội soi sau khi kết thúc xạ trị 1 năm:
Kết quả PET/CT sau khi kết thúc xạ trị 1 năm:
Hình ảnh nốt dươi da vai trái là tổn thương viêm sau bóc u bã đậu
Lời khuyên của thầy thuốc
Ở giai đoạn sớm, ung thư thực quản thường không có biểu hiện triệu chứng, do vậy để phát hiện sớm những người có yếu tố nguy cơ như trên 60 tuổi, hút thuốc lá, uống rượu mạnh, bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản cần khám sức khỏe định kỳ; khi có biểu hiện nghi ngờ, cần nội soi thực quản để kiểm tra. Cách tốt nhất dự phòng căn bệnh này là từ bỏ hoặc không bao giờ hút thuốc lá và sử dụng các chế phẩm có thuốc lá; hạn chế uống rượu ở mức trung bình; thay đổi chế độ ăn, tăng lượng rau và hoa quả ăn vào hàng ngày.
_Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện 19-8_